Logo 1

Cơ Hội Được Sinh Ra Từ Khủng Hoảng – CEO Mai Son

Không chỉ cái tên nổi bật của thị trường bán lẻ trung thượng lưu với những thành tích ấn tượng, Maison Retail Management International còn đang trở thành công ty đáng ước của thế hệ trẻ luôn khát vọng định nghĩa thành công. Đâu do đằng sau? 

Bất chấp lạm phát gia tăng, làn sóng sa thải bùng nổ và những báo cáo về ô nhiễm môi trường tăng cao tạo nhiều cản trở cho những “con sói đầu đàn” trong ngành thời trang, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tự tin vượt qua khủng hoảng với lòng dũng cảm cùng tầm nhìn xa với những quyết định cải cách ấn tượng trên thị trường bán lẻ Việt Nam, trong đó có thể kể đến nữ doanh nhân Mai Son, CEO Maison Retail Management International (Mai Son RMI).  

Năm 2022, Maison RMI thành công gia nhập thị trường quốc tế khi khai trương cửa hàng MLB đầu tiên tại AEON Mall Phnom Penh, Campuchia. Dự kiến cuối năm 2023, nhiều thương hiệu và cửa hàng khác dưới trướng Maison RMI sẽ tiếp tục khai trương tại xứ sở chùa Tháp. Trong lúc đó, nền tảng thương mại điện tử MaisonOnline.com và ứng dụng mua sắm di động Maison Online cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, cho thấy nỗ lực tiếp cận thời kỳ số của doanh nghiệp đã đạt hiệu quả. Với tôn chỉ thành công luôn đến từ khách hàng, nữ doanh nhân Mai Son cũng tự tin cho biết tổng số cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp sẽ tăng trên 400 trong vài năm tới.  

Hướng tới trở thành nhà bán lẻ thời trang đầu tiên hoặc trong số những nhà bán lẻ thời trang đầu tiên ở Việt Nam phát hành cổ phiếu IPO để cả nước thể tham gia vào sự phát triển của ngành của công ty, nữ doanh nhân Mai Son chia sẻ về doanh nghiệp đang những bước tiến đầy táo bạo của mình.  

Mai Son

Xin chào chị Mai Son! thể nói, suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, bằng chứng tình trạng “layoff” (sa thải) ngày một nghiêm trọng hơn. Chị lo lắng không tầm nhìn của chị về hội giữa khủng hoảng mang lại cho lĩnh vực thời trang cao cấp  

Tại Maison RMI, việc đầu tiên chúng tôi làm là tập hợp đội ngũ và đánh giá lại thứ tự ưu tiên. Tình hình khủng hoảng ảnh hưởng đến tài chính cũng buộc chúng tôi sa thải nhiều người, tái cơ cấu nhân sự các phòng ban để thích ứng với cách làm việc từ xa. Nhưng khi có thể tập hợp tất cả mọi người lại với nhau, tôi tự hào rằng đội ngũ 1.550 nhân sự của chúng tôi chưa bao giờ đồng lòng đến thế. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng may mắn có thể tận dụng lợi thế từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu mua sắm các thương hiệu thời trang đại chúng của đất nước gia tăng giúp Maison RMI đạt được mức tăng trưởng kỷ lục trên tất cả các chỉ số quan trọng có thể đo lường về mặt tài chính và thương mại.  

Dù chỉ dựa vào các chỉ số trung hạn, nhưng với xu hướng kinh tế vĩ mô và tiềm năng phát triển của Việt Nam, tôi cực kỳ tin tưởng khi nhìn thấy các cơ hội trung và dài hạn dù 2 quý vừa qua vẫn tồn tại những khó khăn. Đó là lý do chúng tôi không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc liên tục khai trương nhiều cửa hàng và thương hiệu mới.  

Tôi tin rằng, cơ hội được sinh ra từ khủng hoảng. Trong khi các công ty khác cố gắng thu hẹp phạm vi hoạt động, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào mục tiêu giúp hàng triệu người ở Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các thương hiệu mà họ yêu thích.  

Mai Son

Chính sách phát triển nhân sự của chị Mai Son với cương vị CEO của Maison RMI là gì? Theo chị, làm thế nào để chúng ta phát hiện người tài phù hợp với công ty và truyền cảm hứng để họ gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp? 

Việc làm thì có rất nhiều và ở khắp mọi nơi. Sự khác biệt là những cá thể tài năng tìm sự nghiệp, chứ không tìm công việc. Chúng tôi đang xây dựng một doanh nghiệp mà ở đó, bất kỳ ai đều có thể bắt đầu từ vị trí đơn giản như nhân viên thu ngân cửa hàng. Nếu họ chăm chỉ, quyết tâm và có thể chứng minh thực lực thông qua các kết quả đạt được, họ sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo được trả lương cao và phù hợp với năng lực của họ. 

Chúng tôi ước tính, tổng cộng Maison RMI sẽ cần tuyển dụng hơn 2.500 nhân sự mới có thể đáp ứng được lộ trình tăng trưởng của mình. Để hỗ trợ điều đó, chúng tôi đã đầu tư phát triển bộ phận L&D (Learning & Development) nhằm đảm bảo mọi nhân viên tại Maison RMI được đào tạo toàn diện, phù hợp với vị trí làm việc, như các khóa đào tạo về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng, dịch vụ khách hàng, quy trình làm việc, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng công nghệ, v.v… 

Mai Son

Đến nay đã gần 2 thập kỷ thành lập và vận hành Maison RMI, đâu là những điều chị hài lòng và chưa hài lòng nhất? 

Hài lòng thường dễ dẫn đến tự mãn. Dù hiện tại mọi thứ có tốt đến mấy, tôi vẫn luôn nghĩ đến việc phải liên tục đổi mới và phát triển. Ngoài những thứ đang làm tốt, việc quan tâm cả những thứ chưa tốt, cũng quan trọng không kém. Các vấn đề mang tính hệ thống thường rất khó khắc phục bởi nhiều nhà lãnh đạo thường cố che đi thay vì giải quyết nguyên nhân cốt lõi.  

Những vấn đề của một công ty sẽ phản ảnh khả năng lãnh đạo của công ty đó. Sự cố mang tính hệ thống thường đến từ sai sót của cấp lãnh đạo. Tôi sẽ không hài lòng nếu để bản thân hay bất kỳ nhân viên quản lý nào xem nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề dù là nhỏ nhất cần giải quyết công khai. 

Trở thành một trong những người tiên phong thành công trong lĩnh vực của mình, nhưng theo chị, để đi đường dài và gìn giữ sự bền vững của một doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thay đổi biến thiên như thời trang, cá nhân các nhà điều hành cần phải chú trọng những điều gì? 

Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự sống sót của bất kỳ giống loài nào đều không dựa vào sức mạnh, kích thước hay trí thông minh, mà là khả năng thích nghi và thay đổi. Điều này cũng đúng trong kinh doanh. Thay đổi là điều duy nhất giúp có được sự đảm bảo trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Xu hướng đến rồi đi cùng với thị hiếu và sở thích của khách hàng. Đó là lý do tại sao đối với Maison RMI, ưu tiên số một của chúng tôi là thấu hiểu khách hàng. Chúng tôi điều chỉnh văn hóa công ty sao cho phù hợp với mô hình tài chính và mục tiêu “North Star”. Nếu nhân viên nào phục vụ khách hàng tốt, bán được nhiều hàng hóa, họ sẽ được tưởng thưởng tương xứng. Đó là cả một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Nếu không như thế, chúng ta không bao giờ có thể phát huy được hết sức mạnh.   

Dẫu thế, dù kế hoạch có tốt đến đâu, văn hóa công ty có mạnh đến đâu vẫn luôn có những vấn đề và tình huống nảy sinh. Nếu xảy ra vấn đề, tôi không muốn là người biết sau. Để làm được điều đó, với tư cách là người lãnh đạo, ngoài nhìn những con số, tôi còn cần phải tham gia mật thiết vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Ở góc nhìn của tôi, tiền hay doanh số không được tạo ra từ các phòng họp, mà được tạo ra dưới cửa hàng. Cho tới thời điểm hiện tại, đó là nơi tôi dành thời gian nhiều nhất.

Mai Son

Rất nhiều năm quản lý kinh doanh thời trang cao cấp ở vị trí đầu tàu, chị nhận thấy lĩnh vực này đã mang đến cho chị những bài học kinh nghiệm nào? 

Tôi đã học được quá nhiều bài học khi điều hành Maison RMI tại Việt Nam trong 21 năm qua. Tôi sẽ chia sẻ không theo thứ tự cụ thể:

Quan hệ hợp tác – Đôi bên cùng có lợi. Giống như hầu hết các doanh nghiệp khác, hoạt động kinh doanh của chúng tôi được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác. Các đối tác của chúng tôi chính là chủ sở hữu các thương hiệu, chủ nhà và các nhà cung cấp dịch vụ. Các bên cùng có lợi và đều kiếm được số tiền công bằng, bao gồm cả những lợi ích thương mại. Không nên tham lam, nhưng cũng đừng để bị bắt nạt. 

Chúng ta không bán hàng cho bản thân. Nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành bán lẻ, thiết kế sản phẩm và phương thức kinh doanh chỉ để làm hài lòng chính họ. Họ tự thuyết phục chính mình nếu họ thích sản phẩm đó thì người khác cũng sẽ thích nó. Suy nghĩ này không chỉ dễ khiến doanh nghiệp lụn bại, mà còn làm suy giảm động lực cống hiến của các thành viên chủ chốt trong nhóm.  

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Thông thường, khi xây dựng một đội nhóm, doanh nghiệp sẽ thuê một loạt chuyên gia. Thuê đúng người là một chuyện, quan trọng hơn là phải cung cấp đầy đủ bối cảnh và sau đó làm việc chặt chẽ, từ đó cân nhắc các tư vấn và lời khuyên từ họ. Gần đây đội ngũ điều hành của chúng tôi có đàm phán một thương vụ M&A với một công ty bán lẻ khác ở Việt Nam. Tất cả chúng tôi đều muốn thực hiện thương vụ ấy nhưng trưởng phòng tài chính đã chạy lại mô hình kinh doanh nhằm minh họa cho chúng tôi thấy một số vấn đề mà trước đó chúng tôi chưa thể thấu đáo hình dung. Dù là thành viên mới rất trẻ của công ty nhưng cô rất tài năng. Lời khuyên của cô đã giúp chúng tôi tránh được một khoản tổn thất trị giá khoảng 5 triệu USD. 

Các doanh nghiệp có xu hướng trì trệ theo thời gian, bởi khi họ đạt đến một ngưỡng nào đó, họ có thể dừng lại ở chế độ duy trì, không đổi mới và phát triển hơn. Ngưỡng này thường là ngưỡng trần về khả năng lãnh đạo của người phụ trách. Để doanh nghiệp thoát ngưỡng và phát triển lên một tầm cao mới cần một đội ngũ lớn hơn. Tuy nhiên, thách thức ở quy mô lớn là làm sao duy trì tính cam kết và chất lượng dịch vụ, chìa khóa để giải bài toán này chính là điều chỉnh chính sách khen thưởng tương xứng với kết quả đầu ra.  

Không bao giờ có cái gọi là “thành công chỉ sau một đêm”. Thành công thực sự cần có thời gian và nỗ lực, trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Ở thời điểm hiện tại, dường như ai cũng có thể dễ dàng truy cập các bài đăng hướng dẫn đạt được thành công ngay lập tức, nên chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn. 

Mai Son

Trong bài phỏng vấn trước, chị từng chia sẻ với tôi rằng, sức khỏe là món quà quý giá nhất. Vậy nếu chỉ nói riêng về sức khỏe tinh thần, điều gì giúp một người phụ nữ như chị luôn duy trì đam mê và không dễ nản lòng trước khó khăn? 

Nếu có đọc qua cuốn “Outlive” của tác giả Peter Attia, bạn sẽ thấy tiền đề đơn giản đến mức đáng kinh ngạc, đó chính là thay vì dành đến 95% nguồn lực vào việc điều trị bệnh và chỉ 5% cho việc phòng ngừa bệnh, sao ta không đảo ngược lại?  

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân đã dành bao nhiêu thời gian để tích cực hình dung về tương lai, mục tiêu, và hình mẫu mong muốn trở thành? Tâm trí của bạn là một vũ khí, việc bạn chọn khai thác nó như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Ở tôi không có khái niệm “chán nản”. Tôi thường lường trước những thất bại, thất vọng và xem những trở ngại như một phần tất yếu dẫn lối đến thành công.   

Bạn không thể có một tâm trí mạnh mẽ, kiên cường mà không từng trải qua những thử thách hay những khoảng lặng trong một khoảng thời gian nào đó. Đối với những ai đang có suy nghĩ tiêu cực hoặc cảm thấy bất mãn với cuộc sống, hãy tự hỏi bản thân liệu bạn đã có kế hoạch gì với cuộc đời mình hay chưa? Bạn cần trở thành ai để đạt được mục tiêu của mình, và bạn đã dành bao nhiêu thời gian để hình thành nên những hành vi cần thiết. Một bên là thời gian tập trung cho công việc và lãnh đạo, với một bên là thời gian đày đọa tinh thần của chính mình, bạn sẽ chọn cái nào? 

Với những ai mong muốn theo đuổi hoặc trở thành một lãnh đạo trong lĩnh vực thời trang, chị sẽ cho họ lời khuyên gì? 

Lời khuyên tốt nhất tôi có thể dành cho những ai mong muốn trở thành người dẫn đầu là hãy kỹ tính trong việc lựa chọn nơi bắt đầu, và ai là người bạn có thể học hỏi. Thành thật mà nói, nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực bán lẻ thời trang tại Việt Nam, việc dành hai hoặc ba năm làm việc tại những doanh nghiệp như Maison RMI sẽ là bước khởi đầu lý tưởng, giúp bạn có được những lợi thế mà không đâu có thể mang lại. Hiểu được các sắc thái của sự thành công có thể giúp bạn bước đầu mở khóa nó. 

Mai Son

Bài phỏng vấn CEO Mai Son (Editor Hồng Đăng) được đăng trên ​​L’Officiel trong ấn phẩm đặc biệt 𝗣𝗥𝗢𝗨𝗗𝗟𝗬 𝗩𝗜𝗘𝗧𝗡𝗔𝗠𝗘𝗦𝗘 tháng 10/2023.

Xem thêm:

  1. CEO của tập đoàn phân phối thời trang Mai Son – Phạm Thị Mai Son: Bản năng trời phú
  2. CEO Mai Son – “Nữ hoàng hàng hiệu” của Maison RMI
  3. CEO Mai Son – Từ tiếp viên hàng không thành “nữ tướng” ngành bán lẻ thời trang

 

-Maison Corporation Communication Team-