Khi nói về những chiếc quần denim quen thuộc, bạn có chắc rằng bạn biết hết những danh xưng cũng như công dụng, cách phân loại quần chưa? Đây là từ điển quần jeans mà Dorothy Perkins đã tổng hợp lại nhằm giúp bạn giải đáp các thắc mắc.
Abrasions – Vết trầy: Bề mặt quần được làm cho trầy và xước, phá hỏng kết cấu vải mà không làm trầy xuyên qua vải mà chỉ phần bề mặt. Các vết trầy xước này mang đến cho chiếc quần jeans vẻ ngoài bụi bặm hơn.
Acid Wash – Làm bạc màu quần với acid: Một kỹ thuật làm bạc màu quần ,nổi tiếng vào thập niên 1980 tại Mỹ, làm chiếc quần denim mất đi lớp màu xanh ở mặt ngoài cùng.
Ankle Grazers – Quần lửng: Cụm từ này dùng để chỉ độ dài của quần jeans; gấu quần ngay mắt cá chân, nên bạn có thể thấy chiếc quần Ankle Grazers có vẻ hơi ngắn – nhưng rất tuyệt vời nếu bạn có ý định khoe đôi giày cao gót yêu thích của mình.
Bootcut – Quần jeans bootcut: Hay còn gọi là quần bootleg, có ống quần rộng hơn từ đầu gối trở xuống so với kiểu dáng cổ điển. Tên gọi này bắt nguồn từ mục đích nhằm giúp người mặc có thể mặc quần đè lên đôi giày boot dễ dàng hơn.
Boyfriend Jeans – Quần jeans boyfriend: Còn được biết đến là chiếc quần jeans của nam giới, thường rộng hơn, thoải mái chiếc quần ôm. Thiết kế quần này ngụ ý rằng bạn “mượn tạm” trang phục của bạn trai mình.
Button Fly – Quần nút: Đây là thiết kế quần chỉ có nút quần khóa, không có khóa kéo. Sẽ rất khó chịu khi bạn cần thả lỏng đôi chút, nhưng thiết kế này lại rất đẹp và thời thượng đấy chứ.
Cat Scratches – Quần xước: Những vết xướng, trầy nhẹ trên bề mặt quần tạo điểm khác lạ cho thiết kế.
Coated – Phủ da: Quần jeans được phủ một lớp bóng ở ngoài nhằm đạt hiệu ứng như quần da, hoặc giả da. Thiết kế này rất phù hợp nếu bạn đến những nơi sang trọng.
Coin Pocket – Túi nhỏ bên trong: Là chiếc túi nhỏ nằm mặt trước chiếc quần, ở bên trong một trong hai chiếc túi chính mặt trước.
Colour Fast – Bay màu: Diễn tả chất lượng nhuộm vải trên chiếc quần. Kỹ thuật nhuộm chàm rất phổ biến trong việc nhuộm quần denim nhờ vào tốc độ bay màu chậm. Chàm bay màu chậm hơn so với những kỹ thuật nhuộm màu khác.
Faded Denim – Denim bạc màu: Một dạng hiệu ứng mà bạn có thể đạt được sau khi mặc đi mặc lại chiếc quần hoặc do tẩy rửa. Bạn có thể giặt quần với đả, sỏi hoặc dùng thuốc tẩy, hoặc bạn có thể mặc chiếc quần này trong nhiều năm.
Fit – Quần ôm: Diễn tả đường cắt, hình dáng, độ dài và thiết kế của chiếc quần jeans. Có rất nhiều xu hướng đến rồi đi nhưng những chiếc quần cổ điển luôn trường tồn, chính vì thế những chiếc quần ôm chưa bao giờ lỗi mốt.
High Waist – Quần lưng cao: Quần lưng cao có phần eo ôm sát vào kích thước eo thật của người sử dụng. Thiết kế này giúp chân bạn trông dài hơn.
Jegging – Quần jegging: Cụm từ “jegging” được chính thức đưa vào Từ điển Oxford English Dictionary vào năm 2015. Thiết kế giống với quần jeans, nhưng thoải mái, hơi co dãn và dạng lưng thun giống leggings.
Mid Rise – Quần lưng giữa: Đây là vị trí lưng quần trên eo bạn. Không quá xệ, không quá cao, phù hợp với phần lớn dáng người.
Overdye – Overdye: Là một kỹ thuật nhuộm quần giúp thêm màu vào chất liệu vải nhằm đạt đến được những tông màu khác nhau như mong muốn.
Patch – Miếng vá/sticker ủi: Là một mảnh vải được thêu/ủi vào bề mặt quần làm điểm nhấn thời trang. Bạn có thể tự thực hiện ở nhà.
Pull On – Lưng thun: Là dạng quần có vòng eo co dãn bằng thun thay vì như dạng dây kéo và gài núi. Quần jeggings thường ở dạng lưng thun.
Raw Hem – Đường cắt thô: Là những đường viền, đường cắt còn thô và được làm sờn.
Recovery – Độ co dãn tốt: Khi một chiếc quần co dãn hoặc quần ôm luôn giữ được, hoặc giữ được lâu, hình dáng thiết kế ban đầu của chúng.
Rinse Wash – Giặt nhẹ: Một quá trình giặt quần giúp làm mềm quần, thoải mái hơn khi mặc mà không làm phai màu quần.
Rips – Rách: Một dạng chi tiết trên quần, rách xuyên qua bề mặt quần jeans. Các dạng thường thấy: quần rách gối, rách đùi.
Rivet – Đinh quần: Những mảnh đinh kim loại thường được tán ngay tại góc túi quần nhằm tạo lực giữ các khu vực sử dụng nhiều lực áp lên chiếc quần, giúp các vết khâu không tách ra. Những mảnh đinh tán này giúp chiếc quần của bạn bền và chắc hơn.
Stretch Denim – Quần denim giãn: Một loại vải denim chứa thành phần elastane hoặc Lycra giúp quần co dãn và thoải mái hơn cho người sử dụng.
Top Stitching – Đường thêu: Là những đường chỉ nằm ở mặt ngoài chiếc quần, không nhằm mục đích sử dụng, chỉ giúp chiếc quần thêm điểm nhấn. Có nhiều kỹ thuật dùng chỉ màu tuơng phản làm nổi bật các chi tiết trên quần.
Weight – Cân nặng: Chất liệu denim được phân biệt “cân nặng” dựa trên số lượng cân nặng trên từng mét vuông vải. Cân nặng của denim được chưa làm ba loại: nhẹ, vừa hoặc nặng cân. Chỉ số cân nặng diễn tả độ dày và độ bền của chất liệu.
Yoke – Đường viền mông chữ V: Đường chỉ ở mặt sau quần dáng chữ V mang nghĩa chiếc quần jeans ôm theo dáng người tốt hơn. Chữ V càng sâu, dáng quần càng đẹp và ôm dáng người mặc hơn. Đồng thời, dáng chữ V còn là một cách thông minh giúp tạo hiệu ứng nâng vòng 3.
5 Pocket Jean – Quần jeans 5 túi: Đây là kiểu quần jeans phổ biến nhất với thiết kế 5 túi như mẫu quần jeans cổ điển, nguyên thủy – 2 túi trước, 1 túi nhỏ nằm trong và 2 túi sau.