9 cách để đối phó với một đồng nghiệp khó tính

Trong công việc có đôi lúc không thể tránh khỏi việc hợp tác cùng những đồng nghiệp khó tính và luôn gây khó dễ cho mình.

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng làm việc với đồng nghiệp luôn gây khó dễ cho mình. Có thể bởi vì họ khó tính thực sự, hoặc vì bạn chán ghét công việc của mình và cảm thấy bế tắc, nên điều đó luôn khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực về đồng nghiệp và nơi làm việc.

Chúng ta dành rất nhiều thời gian trong ngày, trong tuần tại nơi làm việc, điều đó rất dễ xảy ra tình huống khó xử đối với một đồng nghiệp nào đó. Tuy nhiên, thay vì ngồi xuống và cố gắng kiềm chế cơn giận dữ, tại sao không chủ động giải quyết và nỗ lực hết sức làm cho tình huống trở nên tốt hơn. Dưới đây là những cách bổ ích để giúp bạn thực hiện điều đó.

Chinh phục họ bằng sự vị tha

Thực hiện một cuộc tấn công khéo léo đối với đồng nghiệp là một điều khá phức tạp. Đối với tất cả những người mà bạn cảm thấy không thể hòa hợp, điều này dễ khiến bạn bị cho là giả tạo và không chân thực. Tuy nhiên, nếu bạn có thể duy trì mối quan hệ với một đồng nghiệp khó tính trong bầu không khí ấm áp và tốt bụng, biết đâu bạn sẽ thực sự thay đổi thái độ họ và ngày làm việc của bạn trở nên dễ chịu và tốt hơn.

Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 trên tạp chí Tâm lí học xã hội, những hành động nhỏ và cử chỉ tốt đẹp dành cho người khác sẽ giúp cải thiện tâm trạng của họ tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai kết luận quan trọng. Đầu tiên, nhìn chung mọi người vui vẻ hơn khi họ được hỏi về một khoảnh khắc mà họ mua quà cho ai đó, hoặc thậm chí là cảm thấy hạnh phúc hơn nữa khi họ nhớ về việc mua quà cho chính bản thân mình, bất kể món quà đó có giá trị bao nhiêu tiền.

Tuy nhiên, kết quả thứ hai còn bất ngờ hơn nữa. Đó là mọi người càng cảm thấy hạnh phúc về sự hào phóng của họ trong quá khứ, họ càng mong luốn lựa chọn chi tiền cho người khác trong hiện tại thay vì cho chính họ.

Vì vậy, hãy mời đồng nghiệp “khó tính” của bạn một tách cà phê hoặc đãi họ ăn trưa nếu có thể. Điều đó sẽ làm thay đổi thái độ lạnh lùng của họ và lưu lại những ấn tượng tốt về bạn nhiều hơn.

 

Tán gẫu với họ

Có hai lý do để bạn quyết định dành nhiều thời gian hơn với một đồng nghiệp khó tính ở ngoài nơi công sở. Một là thể hiện sự nỗ lực và thái độ thân thiện của bạn để làm họ nguôi giận, hai là để họ chia sẻ những điều mà bạn thực sự không biết. 

Nếu bạn khiếu nại thái độ của họ với ai đó, đặc biệt là cấp trên, bạn sẽ khó lòng giao thiệp được với những người khác vì họ nghĩ rằng bạn là một cô nàng “thị phi”. Vì vậy, hãy cố gắng thể hiện thái độ trung lập của bạn, vì trong số họ có ít nhất một người biết “tần tật tật” về mọi thứ đang diễn ra xung quanh văn phòng.

 

Bí quyết lắng nghe

Khi trò chuyện với ai đó, bạn thường có thói quen không mở lời trước và thật khó để có thể tiếp thu mọi thứ mà họ đang nói đến. Tuy nhiên, có một cách hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề này và thực chất cuộc tranh luận là chỉ để cho họ giãi bày.

Một nhà đám phán của tổ chức FBI chia sẻ rằng: “Hãy lắng nghe kỹ khi họ nói, sau đó lặp lại những gì bạn nghe thấy. Và tiếp tục như thế cho đến khi họ nói “điều đó là đúng” – nó khác với cụm từ “bạn nói đúng”. Có sự khác biệt giữa hai câu này, trong câu đầu tiên, đó là một tín hiệu mà họ tin rằng bạn đã hiểu. Trong khi đó, câu thứ hai thể hiện sự thất vọng, nghĩa là họ thỏa hiệp với bạn và nhanh chóng kết thúc cuộc trò chuyện.

 

Hít thở sâu và đếm đến 10

 

Trong cuốn sách “Làm thế nào để có một ngày tuyệt vời”, giám độc điều hành Sevenshift gợi ý rằng mọi người đều hy vọng lan tỏa những điều tích cực hơn trong ngày, do đó hãy bắt đầu với những dự định như: “Mục đích của tôi là gì?”, “Tôi thể hiện thái độ như thế nào?”. Việc nhận thức về tâm trạng mệt mỏi và cộc cằn sẽ giúp bạn nhận ra rằng việc tranh cãi với đồng nghiệp khó tính có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào và nhắc nhở bạn về những điều thực sự quan trọng.

Vì vậy, hãy hít thở sâu khoảng 5 -10 lần, hoặc nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để có thể điều chỉnh cảm xúc. Vì khoa học đã chứng minh rằng hành động hít thở sâu có thể tác động đến tâm trạng và trí não của con người.

Bạn thậm chí không cần phải rời khỏi văn phòng hoặc bỏ việc. Trong khoảnh khắc giận dữ và bực bội nhất, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu để lấy lại sự tập trung và bình tĩnh.

 

Bày tỏ suy nghĩ của bạn

Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nói những lời tốt đẹp về đồng nghiệp của bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho tất cả mọi người.

Nếu bạn phải hợp tác với một ai đó khó tính, đặc biệt là hay tìm cách cản trở công việc của bạn, hãy có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với họ bên ngoài văn phòng, lắng nghe những lời phàn nàn của họ và tích cực khen thưởng sự thể hiện tốt của họ trong công việc.

Bạn không cần phải vội vàng chỉnh sửa vấn đề của họ, có thể họ không muốn cởi mở hoặc đưa ra gợi ý. Tuy nhiên, bạn có thể làm hết sức để họ thừa nhận những nỗ lực của bạn, và mọi thứ cần quay trở lại đúng vị trí ban đầu của nó.

 

Dẫn đầu bằng cách làm gương

Nếu nơi làm việc của bạn có văn hóa công ty không lành mạnh với những lời cảnh báo không cần thiết và mọi người thường tranh cãi, phản đối ý kiến của nhau, dường như thật khó để bạn có thể thích nghi được.

Bạn không cần dành thời gian để ngồi xuống và trò chuyện thân thiện hơn, nhưng Porath đã gợi ý một số điều đơn giản để bạn có thể dễ dàng giải quyết đồng nghiệp khó tính, chẳng hạn như mỉm cười, chào hỏi những người khác, nói lời cảm ơn và vui lòng.

Việc đáp lại thái độ không tốt của đồng nghiệp khó tính bằng sự lạnh nhạt của bạn có thể khiến họ ngạc nhiên và làm họ tiêu tan sự nghi ngờ.

 

Tự hỏi bản thân rằng “vị nữ anh hùng của bạn” sẽ làm gì trong tình huống này

Ngoài ra, một trong những giải pháp để đối phó tới tình huống hoặc vấn đề bực bội, khó chịu là viết ra giấy. Chỉ cần viết sự thật và không cần thêm thắt bất cứ điều gì. Sau đó, suy nghĩ về “con người tốt nhất của bạn” sẽ xử lý tình huống này như thế nào.

“Nhân vật nữ anh hùng của bạn” sẽ không lựa chọn cách thụ động, và cô ấy sẽ tìm kiếm một cách hồi đáp khác mà không làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.

 

Trò chuyện với họ ở bên ngoài nơi làm việc

 

Việc đi chơi với những đồng nghiệp sẽ giúp bạn mở rộng vốn xã hội và vốn tài chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những gì đang xảy ra xung quanh ảnh hưởng đến công việc, và hiểu sâu hơn lý do tại sao những người đó luôn muốn gây khó dễ cho bạn. Hãy tạo một cơ hội, cuộc trò chuyện để làm sáng tỏ những khúc mắc ấy. Bạn có thể mời họ một ly nước hoặc cùng nhau đi dạo trong công viên vào giờ nghỉ trưa.

 

Có một kế hoạch trốn chạy

Một nghiên cứu trên tạp chí Emotion đã chỉ ra rằng khoảng 12 phút vận động có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực và xóa bỏ sự nhàm chán, sợ hãi. Thậm chí những yếu tố khác như thời tiết, hoặc một người đi bộ cùng hoàn toàn không cần thiết trong trường hợp này.

Vì vậy, hãy tự thoát khỏi tình huống rắc rối bằng cách đi vệ sinh, đi bộ xung quanh nhà tắm, lấy nước hoặc thậm chí là bước ra khỏi văn phòng nếu có thể. Vì khoảng cách xa có thể khiến cho tình hình bớt trở nên tệ hơn.

Một khi đã về nhà, bạn có thể suy nghĩ về một kế hoạch lâu dài hơn, như rời bỏ công việc hiện tại. Vì có rất nhiều những đồng nghiệp và công việc mới đang chờ bạn ở ngoài kia, bạn không cần phải cố gắng chịu đựng điều này.

You might like