Logo 1

10 điều bảo đảm làm bạn bất ngờ về thương hiệu được đặt tên cho trung tâm thương mại lớn nhất nhì Anh quốc

Bạn vẫn thường chất đầy tủ đồ của mình với các thiết kế của Miss Selfridge, nhưng bạn có chắc rằng mình đã là một tín đồ Miss S. không, nếu chưa thật sự hiểu hết về thương hiệu mình yêu thích.

Harry Gordon Selfridge – người đặt nền móng thành công cho đế chế Selfridges lừng lẫy ở nước Anh từ những năm 1900 đã để lại một di sản vĩ đại, khi ông trùm tài phiệt đến từ Mỹ được ví như người sáng lập ra “liệu pháp” cho ngành bán lẻ thế giới thành công nhất từ trước đến nay. Nhưng đó chưa phải là tất cả, bởi bản thân thương hiệu Miss Selfridge chứa đựng muôn vàn những điều lý thú.

1. Nhà điều hành khó tính
Cứ mỗi buổi chiều tối, ông chủ kiêm nhà sáng lập Selfridge lại đi kiểm tra quanh cửa hàng và các bộ phận. Nếu Selfridge thấy có nhân viên nào tóc tai luộm thuộm, ông ấy sẽ nói lại với người quản lý cửa hàng, và rồi nhân viên đó sẽ bị kỷ luật.

Diễn viên Jeremy Piven hóa thân Harry Gordon Selfridge trong series phim truyền hình đình đám ‘Mr. Selfridge’

 

2. Phim truyền hình ‘Mr. Selfridge’
Cảm hứng về ông trùm kinh doanh máu mặt của thế kỷ trước đã khiến các nhà làm phim không thể ngồi yên. Loạt phim truyền hình ‘Mr. Selfridge’ gồm 4 phần được chiếu từ năm 2013 – 2016, tái hiện xuất sắc cuộc đời thương trường đầy màu sắc của Selfridge và gia đình ông. Với sự tham gia diễn xuất của Jeremy Piven, phim đã được công chúng và các nhà phê bình đón nhận tích cực khi bộ phim được xếp vào hàng kinh điển của nền điện ảnh Mỹ.

 

3. Trung tâm thương mại lớn thứ 2 ở Anh
Selfridge là trung tâm thương mại nổi tiếng cuối cùng của Luân Đôn được xây dựng, và là tòa nhà duy nhất được xây dựng phục vụ cho mục đích ban đầu, bởi vào thời điểm đó, các cửa hàng thường được phát triển, nâng cấp từ những tòa nhà đã có sẵn. Hiện tại, Selfridge vẫn đang là trung tâm thương mại bán lẻ lớn thứ hai ở Anh, chỉ sau Harrods.

Đám đông đứng xem nhân viên cửa hàng ở trung tâm Selfriedge làm việc trong những năm 1940

 

4. Sân thượng
Sân thượng của tòa nhà Selfridge là nơi dùng để tổ chức các sự kiện mùa hè hằng năm, nhưng trong quá khứ, nơi đây đã từng bị đóng cửa suốt hơn 70 năm.

Trong những ngày đầu tiên, khu vườn trên mái nhà là nơi diễn ra các hình thức giải trí đa dạng, với sức chứa lên đến hàng nghìn khách. Tuy nhiên, tòa nhà đã bị đánh bom khi chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, và mái nhà là nơi chịu nhiều tổn thất, hư hại nhất.

Từ đó, người ta đóng cửa sân thượng cho đến năm 2009 khi đầu bếp sao vàng Michelin người Pháp Pierre Koffmann khai trương một nhà hàng nhìn xuống phố Oxford. Kể từ đó, hàng loạt nhà hàng, quán bar, sân gôn mini và hồ bơi đã xuất hiện tại đây.

 

5. Nguồn gốc của cái tên Miss Selfridge
Trong một lần ở New York, ông chủ của trung tâm thương mại Selfridges khi đó đã thấy cửa hàng thời trang Bonwit Teller trưng bày mẫu thiết kế đầm ‘Miss Bonwit’ nhắm đến đối tượng khách hàng là các thanh thiếu niên sành điệu. Từ đó, cái tên Miss Selfridge đã ra đời.

 

6. Thương hiệu Miss Selfridge là một trong những cửa hàng thời trang đầu tiên dành cho giới trẻ ở London
Selfridges khai trương cửa hàng Miss Selfridge đầu tiên trong khu thương mại vào những năm 1960 với nỗ lực thu hút các đối tượng khách hàng trẻ và thời trang. Cửa hàng có hẳn một lối vào riêng ở đường Duke Street.

Tòa nhà trung tâm thương mại Selfridges tồn tại hơn 100 năm tại khu Oxford, London.

 

7. Tiên phong hợp tác với người mẫu
Miss Selfridge là nhà bán lẻ thời trang đầu tiên hợp tác với Kate Moss trong chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập mới. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng từng làm việc với các người mẫu và diễn viên nổi tiếng khác như Yasmin Le Bon, Nicollette Sheridan, Naomi Campbell, Yasmin le Bon, Tess Daly và Saffron Burrows.

Hình ảnh của Kate Moss trong một chiến dịch quảng cáo của Miss Selfridge.

 

8. Ma-nơ-canh Twiggy
Ma-nơ-canh đầu tiên mà Miss Selfridge sử dụng để trưng bày các thiết kể của mình được thiết kế mô phỏng theo khuôn mặt và phom dáng của biểu tượng và là người mẫu đình đám những năm 60 – Lesley Lawson, hay còn được biết đến với cái tên Twiggy.

 

9. Những chiếc đầm giấy
Những chiếc đầm đầu tiên của thương hiệu được làm từ giấy bởi hai nhà thiết kế là Sylvia Ayton và Zandra Rhodes , mục đích là chỉ để mặc một lần rồi vứt bỏ.

 

10. Hợp tác thiết kế với Pierre Cardin
Miss Selfridge đã không bỏ lỡ cơ hội sở hữu những thiết kế mang tính tiên phong khi cùng hợp tác với nhà thiết kế người Pháp nổi tiếng Pierre Cardin, để cho ra đời 4 bộ sưu tập độc quyền trong một năm.

Một trong những thiết kế độc quyền của Pierre Cardin cho Miss Selfridge