Cách khắc phục với 4 kiểu người thường xuyên trễ giờ

Đây là những điều bạn cần làm để bắt đầu tạo nên luôn thói quen đúng giờ.

Bây giờ là 8 giờ sáng và bạn vẫn đang thử tạo các kiểu tóc trước khi đến văn phòng làm việc. Hoặc những hôm hẹn ăn tối với đám bạn ở nhà hàng, nhưng lại lại để cho họ chờ mòn mỏi và xuất hiện lúc 8 giờ tối. Và lại là những câu xin lỗi quen thuộc như: “Mình biết, mình rất tệ!”. Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta từng đến trễ giờ trong mọi cuộc hẹn với bạn bè, đồng nghiệp hay gia đình. Một cuộc khảo sát của YouGov năm 2014 đã cho thấy 22 % thanh niên thừa nhận rằng họ đã đến muộn ít nhất mỗi tuần một lần khi đi làm. Và một trong những lý do phổ biến nhất mà họ đưa ra là “Dù sao tôi cũng không bị phạt”. Điều đó không thật sự đúng. Sự chậm trễ có thể gây ra sự khó chịu đối với tất cả mọi người xung quanh bạn và bạn sẽ luôn luôn trong trạng thái lo lắng, bất an mỗi khi đi trễ.

Lauren Handel Zander, tác giả của Maybe It’s You chia sẻ: “Một trong những vấn đề liên quan đến thời gian mà ai cũng mắc phải là họ thường xuyên nói dối về nó. Chúng ta dành rất nhiều tâm huyết để biện minh cho sự chậm trễ thay vì xác định lý do tại sao chúng ta lại có xu hướng chậm hơn so với lịch. Hãy xem mình nằm trong loại nhân cách nào dưới đây, sau đó tìm hiểu về những đặc điểm, tâm trạng và thái độ mà bạn sẽ thể hiện trong cuộc sống sau này.

1. Người trì hoãn có phong cách hoang dã
“Tôi sẽ làm tốt hơn khi tôi đang chịu áp lực!”

Tất cả chúng ta đều có lỗi khi chậm trễ, nhưng không phải tất cả chúng ta đều là những người trì hoãn thời gian một cách không mục đích. Chính vì thế, khi bạn chỉ đơn giản là đang trì hoãn hoặc chờ đợi, bạn thường thu thập thông tin để đạt được mục tiêu của mình tốt hơn, nghĩa là việc chậm trễ vẫn mang lại hiệu quả theo một cách nào đó.

Mặt khác, sự trì hoãn liên quan đến việc bạn không đưa ra được quyết định, bạn đang rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt đối cho đến phút cuối cùng. Và điều này thường khiến bạn trở thành người đến trễ. Bạn có thể hoàn thành mọi thứ một cách từ tốn nhưng trong khi chờ đợi, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng vọt (đó là còn chưa kể đến những sai sót bạn có thể mắc phải trong suốt cả quá trình).

Cách khắc phục: Bạn nên bắt đầu từ những việc nhỏ. Điều gì là chất kích thích của thời gian cho bạn khi bạn vẫn đang từ tốn? Trong một nghiên cứu của Ferrari, những người chậm trễ khi làm việc dưới áp lực sẽ tệ hơn những người không trì hoãn.

Về kỹ năng sống, chẳng hạn như nấu ăn, chia mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ. Mua một món ăn vào một ngày nào đó, chuẩn bị cho ngày khác, và sau đó đi siêu thị vào ngày kế tiếp. Bạn cũng có thể tự tạo phần thưởng và đặt ra một số quy định cho chính mình.

Nếu bạn đang làm việc gì đó mà không thực sự mang lại hạnh phúc, hãy làm một cái gì đó làm bạn yêu thích hơn. Nó có thể là cách làm đúng đắn giúp cho tâm trạng của bạn tốt hơn và bạn có thể tiếp tục thực hiện công việc đó. Khi bạn đã hoàn thành được một chặng đường khá dài, hãy tận hưởng một chuyến đi bộ hoặc nghỉ ngơi với Facebook trong 5 phút.

2. Người bị ám ảnh với những lời cam kết
“Tôi không thể bị ràng buộc bởi kế hoạch định trước”

Những tâm hồn tự do và phóng khoáng thường rất sợ bị kìm hãm vào một lịch trình chặt chẽ. Họ cảm thấy bị nghẹt thở bởi các kế hoạch cụ thể và phải chờ đợi cho đến khi họ có cảm hứng để làm điều gì đó. Nói cách khác, họ rất hiếm khi đúng giờ. Và cũng đừng trông chờ vào một ngày bạn có thể tận hưởng thoải mái và làm việc hiệu quả với lịch trình chặt chẽ đó.

Cách khắc phục: Làm việc và gắn chặt với kế hoạch. Một người thích tự do có thể cảm nhận được sức mạnh giống như thế giới xoay quanh bạn, nhưng điều đó có thể bị tàn phá khi bạn là người bị gò bó. Vì vậy, hãy tưởng tượng đến viễn cảnh mà những người khác xung quanh bạn (như bạn bè hoặc gia đình) chỉ đơn giản là đang cố gắng làm việc theo kế hoạch. Thay vì làm cùng những người khác, hãy đứng lên và nói rõ ý định của bạn. Nếu bạn thậm chí cảm thấy khó khăn khi thực hiện một lời hứa, thì chỉ cần nói lên quan điểm của mình, chẳng hạn như: “Tôi nghĩ bữa tối của chúng ta sẽ rất tuyệt, nhưng tôi không nghĩ mình có thể đảm bảo giờ giấc được, vì vậy hãy đặt chỗ mà không có tôi”.

3.Người đánh giá thấp mọi thứ
“Việc này chỉ mất vài phút thôi …”

Kiểu người này thường hoạch định tốt nhưng khái niệm thời gian hoàn toàn không có ý nghĩa với họ. Tôi yêu cầu bệnh nhân rằng họ nghĩ nhiệm vụ này sẽ mất bao nhiêu thời gian, và sau đó tôi cho họ một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành nó. Nhưng thực sự họ đã tính toán sai thời hạn cuối cùng.

Họ thường cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhận ra rằng họ không thể đảm đương hết mọi thứ, họ ám ảnh về việc quá tải công việc hoặc mất nhiều thời gian hơn để làm những việc khác. Tuy nhiên, khi một người nhìn vào những công việc trước mặt cô ấy, cô ấy sẽ tự đặt mình vào vị trí để đưa ra những quyết định tốt hơn. 

Khắc phục: Hãy căn cứ vào tình trạng thực tế và sửa thói quen này bằng cách làm cho họ tính toán thời gian của chính mình. Hãy chọn một tình huống hoặc công việc mà bạn thường xuyên chậm trễ và cẩn thận thực hiện điều đó lại trong ba lần riêng biệt. Sau đó tính thời gian trung bình của bạn. 

Bạn nên áp dụng một trong 4 cách của của Danger Morgenstern khi thực hiện những dự định sắp tới của mình:
Xóa những thứ không quan trọng hoặc không khả thi, bạn có thể không thực hiện nó.
Trì hoãn: Thay đổi thời gian làm việc vào những khoảng thời gian thích hợp hơn.
Giảm: Chia dự án lớn thành những công việc nhỏ và chỉ dành mỗi ngày một giờ cho nó.
Đề cử: Bạn có thể nhờ hoặc giao lại nhiệm vụ của mình cho người khác có thể làm tốt hơn.

4. Người bị hành hạ và đày đọa về thời gian
“Tôi quá bận – không đủ giờ trong ngày!”

Đây là dạng người muốn làm tất cả mọi thứ cho mọi người, nên họ thường không chú ý đến nhu cầu của mình trong quá trình này. Họ tình nguyện tổ chức buổi tiệc cưới cho người anh họ hàng xa, lấy thuốc cho bà và tạo bảng tính các địa chỉ liên lạc khẩn cấp tại nơi làm việc hoàn toàn tự nguyện, nhưng lại phải trả chi phí cho lớp Zumba mà họ muốn thử hoặc những sở thích, đam mê. Trong khi họ cảm thấy có giá trị và hữu ích cho người khác, họ cũng thường bị choáng ngợp, cảm thấy mình chưa hoàn thành tốt và chậm trễ trong bữa tiệc. Một sự tổn thương mạnh mẽ có thể dẫn tới tình trạng kiệt sức.

Khắc phục: Bắt đầu nói “Không”. Đúng hơn là nói “Có” với hầu hết mọi thứ có thể giúp đẩy nhanh sự nghiệp của bạn, và trong cuộc sống thì bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội để giúp đỡ một người bạn. Tuy nhiên, việc nhờ vả đôi và ba nghĩa là bạn phải thực hiện chúng mọi lúc mọi nơi, và hiển nhiên bạn còn rất ít thời gian để lo cho mình. Tại nơi làm việc, khi nhận được một công việc khác ngoài những thứ bạn cần thực hiện, bạn nên dành cho mình một ít thời gian suy nghĩ trước đồng ý ngay lập tức và nói rằng: “Điều đó nghe có vẻ rất quan trọng. Tôi rất muốn làm nó, nhưng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Bạn có thể giúp tôi chọn một trong hai”. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ tôn trọng những sự phản hồi chu đáo và trưởng thành, đặc biệt là khi điều đó mang lại thành quả tốt trong công việc. Tương tự như vậy đối với bạn bè và gia đình của bạn.

You might like