Logo 1

Những điều Nên và Không nên khi đề nghị được tăng lương

Bạn có biết thái độ quá hiếu chiến chính là một trong những vấn đề lớn gây trở ngại cho con đường “thăng quan tiến chức” trong công việc của bạn?

Việc yêu cầu tăng lương hoặc tiến chức trong xã hội ngày nay cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và đúng thời điểm. Dưới đây là 5 điều nên và không nên làm mà bạn cần lưu ý để có cơ hội phát triển sự nghiệp thuận lợi nhất.

Những điều nên làm:

1. Suy nghĩ và tự thuyết phục chính mình

 

Hãy kiểm tra bản thân bạn một cách thật nghiêm túc, vì bạn cần phải nhận thức về công việc của mình, hiệu suất làm việc, mục tiêu đã đạt được và những giá trị mà bạn đã tạo ra để biết chắc chắn rằng liệu bạn có xứng đáng được thăng chức hay không.

Một khi thuyết phục được chính bản thân mình thì việc trình bày trường hợp của bạn với sếp sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.

Mẹo nhỏ: Việc tạo nên giá trị không chỉ là những gì mà bạn đã làm trong công việc. Nó có thể bao gồm thời gian mà bạn đã dành ra để giới thiệu thành viên mới với mọi người, hoặc quản lý hiệu suất làm việc hiệu quả nhất mặc dù trong thời gian rất gấp hoặc những đồng nghiệp không vui lòng hợp tác.

 

2. Lưu lại những thành tích của bạn và ghi chú trên giấy
Một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng và tốt nhất sẽ có cơ hội thăng tiến lớn hơn. Và bạn hãy nhớ rằng cấp trên luôn việc kiểm tra đột xuất về việc thăng chức hơn là thông báo từ trước.

Vì vậy, thay vì lúng túng và lo lắng, một ý tưởng hay dành cho bạn chính là ghi chép lại những thành tựu của mình thành một danh mục theo các sự kiện cụ thể.

Mẹo nhỏ: Hãy lưu bản sao email mà bạn nhận được từ cấp trên với nội dung khen ngợi hoặc tán thưởng biểu hiện tốt của bạn trong công việc thành một thư mục riêng. Điều đó sẽ giúp bạn “khoe” thành tích của mình trong những cuộc trò chuyện sau này.

 

3. Chứng tỏ rằng bạn xứng đáng có được vị trí đó

 

Bạn cần phải chứng minh cho người khác thấy là bạn có đủ tư cách và yêu cầu để được thăng chức, chẳng hạn như các điểm tích cực trong kỹ năng lãnh đạo, bạn có để đảm nhiệm bất kỳ vai trò cố vấn nào và những dự án thành công mà bạn đã góp phần thực hiện.

Hãy làm nổi bật tất cả những thành tựu mà bạn đạt được, cụ thể hơn là sự đóng góp của bạn đã mang lại giá trị gì cho tổ chức. Một khi bạn chứng minh được sự đóng góp của mình, sẽ rất khó để cấp trên từ chối yêu cầu tiến chức hoặc tăng lương cho bạn.

Mẹo nhỏ: Thật tuyệt vời nếu như bạn nhận được phản hồi từ cấp trên hoặc cấp dưới về kỹ năng quản lý nhóm hoặc sự thể hiện của bạn trong công việc. Trong trường hợp những phản hồi được gửi bằng văn bản, hãy nhớ “khoe” điều đó để làm tăng cơ hội tiến chức của bạn.

 

4. Để cho cấp trên tự nhận thức về mức lương tương ứng với vị trí của bạn
Đây là một điều cần phải được giải quyết cẩn thận. Nếu mức lương hiện tại của bạn không được đề cập đến, hãy ám chỉ một cách tế nhị rằng bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khác ở ngoài công ty, và tham khảo mức lương hiện hành trong ngành.

Điều này sẽ giúp cụ thể hóa số tiền lương mà bạn mong đợi và những dự định của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Mẹo nhỏ: Nhìn chung, các công ty tuyển dụng hàng đầu thường đưa ra số liệu về mức lương trung bình trong cả nước, dựa trên kinh nghiệm khác nhau của mỗi người. Những con số này phản ánh mức lương hợp lí và công bằng về vị trí hiện tại của bạn.

 

5. Hiểu biết về văn hóa công ty, làm nổi bật điều kiện “cần và muốn”
Ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sự thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ được coi trọng hơn. Vì vậy, việc tiến chức không chỉ là điều mà bạn mong muốn, mà nó đã trở thành điều bạn cần để thể hiện trong công việc tốt hơn.

Vì vậy, nếu vị trí được bổ nhiệm sắp tới không phải là mục tiêu của bạn, hãy giải thích điều này với cấp trên và yêu cầu thay đổi vị trí. Điều nay có thể giúp bạn tăng cơ hội thăng chức hoặc tăng lương, nhưng cũng cần phải suy nghĩ về những thách thức mà bạn phải đối mặt khi đề cập đến vấn đề này.

 

Những điều không nên làm:

1. Đừng hiếu chiến

 

Đối với hầu hết mọi người, vấn đề tiền bạc thường khá nhạy cảm và tế nhị. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy túng lúng và không thoải mái. Vì vậy hãy cẩn thận với tông giọng của bạn khi nói chuyện sao cho lịch sự và có chừng mực.

Ngay cả khi bạn vô ý nâng cao giọng cũng có thể suy ra thái độ thô lỗ và gây khó khăn cho sự thăng chức của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang ở trong một cuộc trò chuyện bình thường và không cần phải cố gắng tỏ thái độ khó chịu với cấp trên.

Mẹo nhỏ: Hành động theo cảm tính là một cách hoàn toàn sai lầm trong quá trình thương lượng. Thay vào đó, bạn cần chú ý đến mục tiêu thảo luận và sự thật khách quan, điều chỉnh tốt cảm xúc của chính mình.

 

2. Đừng cố gắng quá sức
Bạn phải trình bày quan điểm một cách rõ ràng và thoải mái, nhưng luôn kiểm soát tốt thái độ của mình.

Bình thường mọi người sẽ có phản ứng khá tiêu cực khi đề cập đến vấn đề tiền bạn, và thậm chí là không khuyến khích bạn tiếp tục cuộc trò chuyện. Đừng đề cấp đến vấn đề đó ngay từ lần đầu tiên, bạn hãy kiên trì với quan điểm của mình ít nhất là cho tới khi cuộc trò chuyện đạt được kết quả hợp lý.

Mẹo nhỏ: Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện với yêu cầu tăng lương. Thay vào đó, bạn nên đề cập vào cuối cuộc thảo luận.

 

3. Không so sánh mình với đồng nghiệp
Trong khi bạn đang yêu cầu được thăng chức, hãy nói về bản thân mà không phải về người khác. Việc so sánh hiệu suất hoặc số lượng công việc của bạn so với người khác sẽ chỉ gây bất lợi cho bạn.

Tốt hơn hết là bạn chỉ cần làm nổi bật những thành tích của mình trên một nền tảng vững chắc. Đó là hiệu suất và số lượng công việc của bạn.

 

4. Đừng yêu cầu thăng chức khi công ty đang làm ăn không thuận lợi
Đây là một điều khá hợp lý. Bạn không nên yêu cầu tăng lương khi hiệu suất làm việc của công ty không mang lại hiệu quả tốt. Chắc chắn bạn sẽ dễ dàng bị từ chối chỉ vì không lựa chọn thời điểm thích hợp. Nếu công ty đang hoạt động tốt, bạn sẽ có cơ hội thăng chức lớn hơn.

Mẹo nhỏ: Hãy theo dõi thường xuyên những gì đang xảy ra xung quanh công ty và trong ngành của bạn, chẳng hạn như cập nhập thường xuyên những thông báo kinh doanh mới hoặc tin tức trong ngành.

 

5. Không có sự chuẩn bị trước cho câu hỏi: “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”

 

Bạn đã thực hiện cuộc nghiên cứu, đã diễn thuyết với một thái độ phù hợp và trình bày trường hợp của bạn dựa trên các số liệu và sự kiện khách quan. Và điều cuối cùng là bạn cần phải biết cách trả lời khi được hỏi về mức lương mong muốn.

Câu hỏi bất ngờ này thường dẫn đến kết quả là mức lương không hợp lý. Vì vậy, hãy chuẩn bị cẩn thận câu trả lời bằng cách biết rõ về số tiền mà bạn sẽ đề nghị, những gì bạn sẵn sàng thực hiện trong trường hợp có thể đàm phán. 

Mẹo nhỏ: Không hành động rụt rè và ngại ngùng khi cuộc trò chuyện đã đến thời điểm này. Thái độ không chắc chắn hoặc chùn bước sẽ chỉ thể hiện rằng bạn thiếu sự chuẩn bị kỹ càng. 

Từ bây giờ, bạn đã biết phải làm gì để có thể yêu cầu thăng chức một cách thuận lợi nhất, và hãy đảm bảo rằng không để cho nỗi sợ hãi cản trở sự nghiệp của bạn.