Logo 1

Nền ẩm thực Đông – Tây và mối lương duyên hội ngộ

Từ những cửa hàng bánh pizza truyền thống cho đến các nhà hàng tiên phong hòa trộn hai phong cách Ý – Nhật, Nhật Bản đã dung nạp các món ăn Ý, và phát triển chúng thành một mối tình kéo dài hơn thế kỷ.

Khi lần đầu nghe tới sự pha trộn này, bạn sẽ cảm thấy khá kỳ lạ nhưng thật ra, ẩm thực Nhật Bản và Ý có nhiều điểm chung với nhau. Thức ăn Ý có lẽ là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất và được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới, theo sau là Nhật Bản với các xu hướng nổi bật, dao động từ sushi, tempura cho đến thịt bò Kobe mọng nước và xu hướng ẩm thực nổi bật trong năm 2016: mì.

Hai nền ẩm thực này có nhiều yếu tố chung, đặc biệt là sự nhấn mạnh vào tính mùa vụ và tính đơn giản, cũng như một số nguyên và phong cách nấu ăn cơ bản. Trong ẩm thực Nhật Bản, nhiều món ăn được dựa trên sự kết hợp giữa carbohydrates (gạo hoặc mì), rau và protein (cá, thịt – hoặc đậu phụ). Tỷ lệ thành phần tương tự cũng là nền tảng cho các món ăn đến từ Ý, với mì ống, cơm hoặc bánh mì, được bổ sung với protein và rất nhiều rau. Nhờ sự giàu có, dồi dào của nguồn nguyên liệu tươi xanh, nhiều phong cách nấu ăn như hấp hoặc nướng cũng vô cùng phổ biến không kém các món ăn ít lành mạnh hơn, nhưng rất ngon lành, như đồ rán (cả tempura và katsu, có nét tương đồng với món ăn Milan, Ý).

Có lẽ chính sự tương đồng này đã giúp ẩm thực Ý chinh phục được nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong thế kỷ vừa qua. Mì Ý spaghetti đã có mặt trên các menu ở Nhật Bản kể từ năm 1920, trong khi nước sốt cà chua được phổ biến lần đầu bởi các lính Mỹ gốc Ý trong thời gian chiếm đóng vào những năm 1940, và nhựng nhà hàng Ý đầu tiên được thành lập bởi các cựu tù nhân chiến tranh người Ý, những người đã chọn ở lại Nhật Bản.

Trong một mối tương quan rộng hơn với ẩm thực, vào năm 1990, khi sự sụp đổ của các nền kinh tế châu Á mang lại sự sụp đổ của các nhà hàng Pháp xa hoa và chuyển sự chú ý của các đầu bếp Nhật, được đào tạo theo kiểu Pháp, đến sự đơn giản và hương vị tinh túy của các món ăn Địa Trung Hải – Ý. Từ đây bắt đầu mối tình của Nhật Bản với “Itameshi”, mang nghĩa là “Món ăn Ý” trong tiếng Nhật.

 

Món ăn Ý vừa trung thành với hình thức thể hiện vừa được cho vào “yếu tố Nhật”, chẳng hạn như kết hợp các nguyên liệu địa phương như trứng cá ướp muối, cam Yuzu, gừng Nhật Bản, lá tía tô và tôm sakura, và các nguyên liệu này có thể được tìm thấy ở các vùng ngoại ô, vượt xa khỏi các thành phố lớn như Tokyo và Osaka, cũng như có thể thấy ở khắp nơi, từ nhà hàng cao cấp, đến quán rượu bình dân, quán pub Nhật Bản, cửa hàng tiện lợi và thậm chí có thể tự nấu tại nhà.

Nhưng món ăn Ý nào đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản và làm thế nào chúng có thể tiến hóa để trở nên “Nhật Bản hóa” hơn? Lấy Pizza làm ví dụ, bạn có thể vừa thưởng thức món ăn này theo cách truyền thống vừa cảm nhận được hương vị độc đáo của châu Á bao gồm các nguyên liệu Á đặc trưng như cá thu ngâm hoặc umami mayonnaise. Món cá sống khai vị đã được dung hòa hoàn toàn với nguyên liệu của Nhật Bản, trở thành một điểm sáng trong các nhà hàng Italmeshi cũng như món cơm “kem” của Ý. Nước dùng, có nhiều điểm chung với món nước dùng dashi tuyệt hảo, là điểm nổi bật cho nhiều món mì Nhật Bản cũng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản.

Nhưng có lẽ điều đáng ngạc nhiên hơn, đó chính là có hai món ăn chủ lực của Ý đã được “chuyển thể” bởi ẩm thực Nhật Bản theo một cách rất đặc biệt. Mì ống wafu, tức là mì Ý phong cách Nhật Bản, là “đỉnh cao” của nền văn hóa ẩm thực dung hòa Nhật Bản ¬– Ý. Bạn sẽ tìm thấy món Spaghetti Carbonara, và được biến tấu độc đáo với cá trắng hoặc một dĩa mì lạnh độc đáo làm từ hàu Hiroshima và mì Ý sợi mỏng vị chanh được nấu chín trong một loại nước sốt đặc biệt làm từ ndashi và phủ lên một chút nước cốt chanh. Trong khi các loại thịt địa phương đã được sử dụng nhằm tạo ra món thịt nguội Ý đặc trưng, ví dụ, thịt bò, thịt lợn và vịt Okinawa được làm thành giăm bông, thịt bò Honbu được biến thành thịt bò phi lê khô, cũng như thịt lợn Okinawa làm thành thịt giăm bông nướng.