Logo 1

Điểm danh 7 tình huống “dở khóc dở cười” mà mạng xã hội có thể khiến bạn bị đuổi việc

Đừng lầm tưởng rằng một số trang mạng xã hội của bạn là riêng tư. Dưới đây là 7 tình huống éo le mà các mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc Zalo có thể gây ảnh hưởng cho công việc của bạn đấy

Mọi người có thể biết rất nhiều về tính cách của một ai đó thông qua mục profile trên trang mạng xã hội. Sở thích, vấn đề họ quan tâm, họ làm gì và thường xuyên đi đâu, những người họ thường xuyên đi chơi chung và thậm chí là tất cả những gì họ làm đều thể hiện trên trang mạng xã hội.

Nhưng liệu tất cả những điều ấy sẽ gây ấn tượng xấu hay tốt nếu một ai đó kiểm tra mạng xã hội của chúng ta? Đối với một số người, mạng xã hội có thể là vô số cơ hội tuyệt vời để mở rộng các mối quan hệ hoặc thể hiện tài năng cho mọi người biết. Tuy nhiên một số thủ phạm giấu mặt giết chết sự nghiệp của bạn đấy! Dưới đây là 7 tình huống trớ trêu mà bạn đang tự hủy hoại công việc của mình vì mạng xã hội:

1. Khi bạn nói dối về việc bị bệnh mà vẫn đăng trên mạng xã hội rằng bạn đang làm điều gì đó mà đáng lẽ một người bệnh không nên làm

“Thưa giám đốc, tôi xin lỗi nhưng tôi đã bị tiêu chảy hôm nay, nên tôi không thể đến văn phòng được…”

Sau đó bạn chạy đến bệnh viện đa khoa gần nhất để… sắp xếp lịch hẹn gặp bạn bè, tưởng chừng như bạn đã hoàn toàn thoát khỏi nơi văn phòng ngột ngạt và có cả ngày rảnh rỗi thoải mái. Tuy nhiên, điều bất ngờ ập đến là bạn bè lại tag tên bạn trên Facebook!!!

Sau đó bạn vội vàng xóa bài viết chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Thật tồi tệ rằng sếp của bạn đã nhìn thấy bài đăng ấy, một đồng nghiệp nào đó đã chụp lại màn hình và gửi cho cấp trên của bạn.

Điều này không chỉ cho thấy bạn là kẻ nói dối trắng trợn, mà bạn còn lợi dụng những giờ nghỉ bệnh như thế nào để vui chơi thỏa thích. Hậu quả là sếp có thể sẽ không bao giờ tin tưởng rằng bạn là người trung thực hay có tâm đối với công việc nữa.

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy thiết lập chức năng “bài đăng đã được phê duyệt” trên mạng xã hội để không ai có thể đăng lên tường nhà bạn mà không được bạn chấp thuận trước. Việc này giúp hạn chế trường hợp bạn bè tag bạn trong những cuộc vui mà bạn không muốn ai biết.

 

2. Khi bạn nói xấu về ông chủ, cấp trên của mình bằng những bài post trên mạng xã hội
Đây quả thực là một hành động thiếu suy nghĩ, và nếu bạn không hiểu lý do tại sao không nên làm như thế thì có lẽ bạn xứng đáng bị sa thải đấy!

Nếu bạn đăng bài nói xấu về những người đồng nghiệp, có thể họ chưa bị dính “phốt”mà bạn đã tự lấy đá đập chân mình rồi đấy! Vì việc nói xấu đồng nghiệp chỉ làm cho hình ảnh của bạn thêm xấu đi trong mắt những người khác mà thôi.

Nếu là nói xấu sếp của bạn hoặc cấp trên một cách công khai như thế, ừm … chẳng ai dại dột gì mà tự chặt đứt con đường sống của mình cả, phải không?

Quản lý hoặc cấp trên sẽ chịu trách nhiệm về việc đánh giá hiệu suất làm việc của bạn (tăng lương và các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp). Mặc khác sếp chính là người trực tiếp quyết định tiền lương hằng tháng của bạn đấy.

Lời khuyên dành cho bạn: Mời bạn bè của bạn (không phải đồng nghiệp) đi uống nước và chia sẻ với họ, phàn nàn tất cả những điều bạn cảm thấu ức chế và khó chịu trong công ty. Rồi quay trở về nhà và giải quyết mọi nỗi buồn với một giấc ngủ ngon nhé!

 

3. Khi cấp trên nhìn thấy bạn đăng tải lên facebook nội dung không phù hợp

Đó là khi bạn đang gián tiếp ám chỉ với mọi người rằng ông chủ của bạn là một người khủng khiếp và tồi tệ.

Lời khuyên dành cho bạn: Sử dụng chức năng lưu bài post trên facebook để chỉ có một mình bạn mới có thể xem những bài post ấy.

Nói một cách đơn giản, nếu bạn tỏ vẻ không hài lòng và vui vẻ với công việc, người thuê bạn chỉ có thể chiều theo ý muốn mà gửi cho bạn đơn đuổi việc. Bởi vì khi giữ bạn lại cũng đồng nghĩa với việc làm xấu hình ảnh công ty, thay vào đó họ sẽ trao cơ hội cho những người khác xứng đáng hơn.

 

4. Khi bạn thường xuyên than thở về cuộc sống trên mạng xã hội
Khi bạn luôn đăng những lời phàn nàn cá nhân, than thở về những tiểu tiết nhỏ xíu xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như:
Người thân/Gia đình của bạn trông khó tính như thế nào và bạn cảm thấy bực mình vì điều đó;
Bạn cảm thấy ghê tởm đến mức nào khi bạn trai/ bạn gái lừa dối bạn;
Bạn bè đang nói xấu gì đó sau lưng bạn.

…Và tất cả những điều đó dễ dàng khiến người khác nhìn thấy bạn luôn buồn phiền, không biết cách thoát khỏi khó khăn ngoài việc than thở liên tục.

Lời khuyên dành cho bạn: Hãy viết blog cá nhân hoặc cài đặt chế độ “chỉ mình tôi nhìn thấy post này” để trút mọi sự phiền muộn, và chẳng ai có thể nhìn thấy chúng cả, ngoại trừ bạn.

 

5. Khi bạn đăng những lời bình luận vô vị hoặc xúi giục các thông tin tiêu cực

Tuyển dụng một nhân viên không chỉ là tìm kiếm người có kỹ năng tốt nhất mà phải phù hợp với hình ảnh và giá trị của công ty. Phẩm hạnh, đạo đức là điều quan trọng hơn hết. Có một bức ảnh chụp lời bình luận của một giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận về Michelle Obama ở West Virginia. Nó đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và sau đó, cô ấy đã bị sa thải vì lời bình luận kỳ quặc đó.

Vì vậy trước khi nói xấu hoặc hăm dọa những người khác, hãy suy nghĩ thật kỹ và dừng lại việc đó trước khi bạn bị mất việc.

Lời khuyên dành cho bạn: Chỉ đưa ra những lời nhận xét trong tâm trí của bạn thôi nhé!

 

6. Khi bạn đăng bài trên mạng xã hội trong giờ làm việc hoặc không đúng thời điểm

Đồng nghiệp của bạn nhìn thấy buổi sáng bạn bước chân vào văn phòng với vẻ mặt phờ phạc và mệt mỏi. Sau đó, họ đang lướt Facebook và vô tình nhìn thấy bài post về game của bạn vào 4 giờ sáng. Và họ đã hiểu lý do tại sao…

Không cần phải nói, bạn tự biết “diễn” thật tốt để tránh bị phát hiện trong buổi sáng hôm ấy. Thậm chí, nếu sếp khiển trách về công việc hoặc thái độ làm việc của bạn, chắc chắn rằng đã có một ai đó chụp lại màn hình và đưa cho ông chủ xem, từ đó ông ấy sẽ biết lý do vì sao bạn lại làm việc với tinh thần mệt mỏi như vậy. Và kết quả là bạn phải nói lời tạm biệt với công việc hiện tại rồi đấy!

Lời khuyên dành cho bạn: Tạo một tài khoản Facebook thay thế và chỉ dùng nó với mục đích chơi game.

 

7. Khi nhà tuyển dụng nhìn thấy những bức ảnh đi dự tiệc bên trong profile của bạn
Để những cuộc phỏng vấn công việc diễn ra tốt đẹp, các nhà tuyển dụng mong muốn đào sâu lý lịch của bạn hơn để tìm kiếm và chú ý đến những điểm không phù hợp của bạn trong công việc. Đây là lý do tại sao chúng ta cần đến mục “Người tham khảo” trong CV hoặc trong profile trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, việc kiểm tra lý lịch không chỉ kết thúc ở đó. Các nhà tuyển dụng còn có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách kiểm tra hồ sơ LinkedIn, Facebook và Instagram của bạn. Điều này sẽ đặc biệt cần thiết và quan trọng nếu họ đang tuyển người vào những vị trí cao cấp. Và nếu tất cả đều là những bức ảnh tiệc tùng vui chơi quà đà của bạn thì sao nhỉ? Người tuyển dụng sẽ phải suy nghĩ lại về tiềm năng của bạn đấy! Trừ khi bạn ứng tuyển vào làm việc trong môi trường đòi hỏi mình cần phóng khoáng như vậy.

Lời khuyên dành cho bạn: Nếu công ty đó kinh doanh rượu bia, bar, club,.. bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển. Còn nếu không thuộc những ngành giải trí như vậy, bạn không nên nộp hồ sơ xin việc nếu mạng xã hội cá nhân của bạn đầy rẫy những bức ảnh hưởng thụ kiểu này.