Logo 1

Đã là dân văn phòng thì phải biết thế nào là “văn hóa công ty”

Người lao động và nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những điểm chung trong công việc để phục vụ nhu cầu mỗi bên bao gồm: yêu cầu công việc, mức lương, lợi ích,…

Một khía cạnh khác, nghe có vẻ mơ hồ nhưng cả người lao động và nhà tuyển dụng đều cần phải đạt được thỏa thuận đó chính là tìm hiểu về văn hóa công ty.  

Văn hóa công ty là gì?

Văn hóa công ty là sự khác biệt trong cách thức làm việc của mỗi công ty. Đó là những quy luật nhất định về hành vi, tiêu chuẩn mà mỗi cá nhân cần tuân theo trong suốt quá trình làm việc tại công ty đó. Văn hóa công ty là một khái niệm vô hình, bạn sẽ không thể nhìn thấy chúng, càng không thể giải thích chúng đến từ đâu. Chúng ta chỉ biết là văn hóa công ty vẫn luôn tồn tại, nhất là khi có vấn đề xảy ra.

Cách định nghĩa phổ biến nhất về văn hóa công ty chính là: Đó là những quy tắc bất thành văn nhưng có khả năng điều khiển cách cư xử và hành động của mọi người trong công việc. Văn hóa công ty cũng chính là cách mà nhân viên suy nghĩ và hành động khi không có sếp trong phòng.

Văn hoá không phải là những gì mà các nhà lãnh đạo cấp cao của công ty tuyên bố hoặc mong muốn đạt được. Đó là những gì mà khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư và nhân viên đồng loạt thực hiện và coi đó là điều hiển nhiên.

 

Văn hóa công ty được thể hiện như thế nào?Người đặt nền móng văn hóa cho một tập thể trong công ty sẽ thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn làm việc. Đó có thể là người lãnh đạo của phòng nhân sự, hoặc là sự lựa chọn cá nhân nhưng làm nên ý kiến chung được thống nhất bởi tập thể các nhân viên trong công ty. Ngoài ra, văn hóa công ty cũng có thể là một quy luật ngầm nào đó do người có quyền quyết định của công ty đặt ra.

Những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm cho rằng, mỗi công ty sẽ sở hữu kiểu văn hóa khác nhau. Văn hóa đưọc tạo thành và phát triển bởi lịch sử của công ty.   

Có công ty sẽ yêu cầu bạn đi làm vào ngày thứ Bảy, có công ty lại bắt bạn ăn trưa ngay tại bàn làm việc. Thậm chí, bạn sẽ phải cam kết không dành thời gian học thạc sĩ để đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc của công ty. Nếu bạn không thể thích nghi hoặc đáp ứng những yêu cầu đó, rất tiếc, bạn không thuộc về văn hóa công ty nơi mà bạn đang làm hoặc chuẩn bị ứng tuyển.  

 

Phải làm gì khi bạn không hòa nhập được với văn hóa công ty?  
Khi bắt đầu một công việc mới, điều bạn cần làm là tìm hiểu ngay môi trường làm việc có phù hợp với mình không. Nếu chưa phù hợp thì hãy cố gắng điều chỉnh thân.  

Nếu bạn thật sự rất muốn có được một công việc ổn định nhưng văn hóa ở công ty này không phù hợp với bạn lắm, hãy trình bày mình theo cách thức mà nhà tuyển dụng cần. Đó không phải là nói dối, chỉ là bạn “trang trí” cho bản thân những yếu tố trông giống với người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Tiếp đó, khi đã tiếp xúc và tìm hiểu nơi làm việc và nhận ra mình cố cách nào vẫn không thể thuộc về nơi này, đây là lúc để bạn rời khỏi. Hãy suy nghĩ tích cực hơn vì bạn đã nhận ra đúng lúc để không lãng phí thời gian cũng như học được bài học kinh nghiệm.  

Còn nếu bạn may mắn tìm thấy một môi trường lý tưởng để làm việc, để hòa nhập vào nền văn hóa mới thì xin chúc mừng bạn. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng một công ty có nền văn hóa vững mạnh đồng nghĩa với việc nhân viên của công ty đó sẽ làm việc hăng say với năng suất lao động cao hơn. Còn bạn, một cá thể của công ty, cũng sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc và khao khát làm việc mỗi ngày.

Cập nhật thông tin về thời trang Maison tại:
Website: www.maisonjsc.com
Facebook: @maisonjsc
Instagram: @maison.fashiongroup