Điện thoại có thể gây xao nhãng tới mức nào? Hóa ra chỉ cần một chiếc điện thoại là quá đủ để giảm năng suất làm việc của bạn.
Một cuộc nghiên cứu mới của Mĩ đã chỉ ra rằng việc đặt chiếc smartphone ở gần bạn sẽ làm giảm khả năng nhận thức và khả năng hoàn thành công việc, kể cả khi nó đã tắt.
Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường kinh doanh McCombs (Austin, Texas), nhằm xác định khoảng thời gian mọi người có thể hoàn thành nhiệm vụ khi để điện thoại gần đó nhưng không sử dụng chúng.
Nhóm tiến hành dự án này gồm có gần 800 người dùng smartphone. Trong phần đầu của cuộc nghiên cứu, họ đã được yêu cầu hoàn thành một loạt các bài kiểm tra trên máy tính, nó đòi hỏi người tham gia phải tập trung đầy đủ để có thể đạt được một điểm số tốt.
Các bài kiểm tra được thiết kế nhằm đo lường khả năng nhận thức của người tham gia và khả năng của não để giữ, xử lý dữ liệu tại bất kỳ thời điểm nào.
Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên trong trường hợp đặt smartphone của họ úp xuống trên bàn làm việc, trong túi của họ, trong giỏ của họ, hoặc trong một phòng khác.
Bất kể điện thoại của họ ở đâu, tất cả người tham gia đều phải để điện thoại của họ ở chế độ im lặng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người đặt điện thoại vào phòng khác làm việc có hiệu quả cao hơn những người có điện thoại trên bàn làm việc, và thậm chí hiệu quả vượt trội hơn so nhóm người giữ điện thoại trong túi hoặc túi xách.
Các nghiên cứu cũng cho thấy sự hiện diện của smartphone làm giảm khả năng nhận thức của cá nhân, ngay cả khi người tham gia cảm thấy rằng họ đang thực sự chú ý và tập trung vào công việc hiện tại.
Adrian Ward, trợ lý của McComb cho biết: “Khi smartphone càng trở nên đáng ý chú ý hơn thì năng lực nhận thức của người tham gia càng giảm. Mặc dù tâm trí của bạn không nghĩ đến smartphone, nhưng quá trình không suy nghĩ về bất cứ thứ gì cũng tiêu hao một phần tài nguyên nhận thức của bạn. Hiện tượng đo gọi là chảy máu chất xám”.
Trong một nghiên cứu khác, người tham gia được yêu cầu tự mình báo cáo “sự phụ thuộc vào điện thoại” hoặc là họ cảm thấy thực sự rất cần chiếc smartphone đến như thế nào để có thể vượt qua một ngày dài.
Sau đó, người tham gia đã thực hiện các cuộc kiểm tra dựa trên máy tính, và họ đặt smartphone ở những nơi đã được yêu cầu một cách ngẫu nhiên một lần nữa, mà họ cũng bị yêu cầu tắt smartphone hoàn toàn.
Kết quả cho thấy những người phụ thuộc vào điện thoại nhiều hơn sẽ làm việc ít hiệu quả hơn những người ít phụ thuộc vào điện thoại, nhưng nó chỉ đúng khi họ giữ điện thoại di động trên bàn làm việc, trong túi quần hoặc giỏ xách của họ.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc điện thoại đã được bật hay tắt, hoặc được đặt nằm ngửa hay úp trên bàn làm việc là không quan trọng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khả năng nhận thức giảm là bởi vì một phần não của người tham gia đã tích cực hoạt động trong suốt bài kiểm tra để không nhận hoặc sử dụng điện thoại.
Ward chia sẻ: “Không phải những người tham gia bị phân tâm bởi vì nhận được thông báo trên điện thoại của họ. Mà chỉ mỗi sự hiện diện của smartphone cũng đã đủ để làm giảm khả năng nhận thức của họ”.